
Quy trình thi công xây dựng tại Home Vizion được thực hiện qua 5 giai đoạn chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho công trình. Từ khâu chuẩn bị mặt bằng đến thi công phần móng, kết cấu ngầm và phần thô, mỗi bước đều tuân theo các tiêu chuẩn cao nhất về kỹ thuật và an toàn lao động. Sau đó, công tác chống thấm và lắp đặt các hệ thống cơ bản được tiến hành cẩn thận, đảm bảo độ bền và tính ổn định cho công trình. Cuối cùng, giai đoạn hoàn thiện và lắp đặt thiết bị sẽ mang đến một không gian hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc sử dụng lâu dài. Quy trình này giúp đảm bảo mọi công trình không chỉ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn bền vững theo thời gian.

gđ1. Thành lập Ban Chỉ Huy công trình
1. Quản lý dự án
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, theo dõi tiến độ và báo cáo tình hình dự án.
2. Đội ngũ kỹ thuật
Áp dụng cốt pha mới hoàn toàn cho các cột, đà và sàn trên. Đảm bảo sử dụng biện pháp chống cốt pha theo tiêu chuẩn cao tầng để tăng độ an toàn và ổn định.
3. Nhà thầu phụ
Thực hiện các công việc chuyên môn như điện, nước, và hoàn thiện, được quản lý và giám sát chặt chẽ bởi ban chỉ huy công trình.
4. Đội ngũ an toàn lao động
Đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, tổ chức các khóa đào tạo và kiểm tra an toàn định kỳ cho tất cả công nhân trên công trường.
GĐ2. TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG
1. Công tác chuẩn bị
Thông báo khởi công đến chính quyền và hộ dân lân cận; tổ chức mặt bằng, bố trí công trình tạm và kho bãi; treo biển báo theo quy định; khảo sát mặt bằng và lập bảng tiến độ thi công.
2. Bố trí văn phòng tạm và nhân công
Chuẩn bị mặt bằng, nguồn điện và nước cho thi công; lắp đặt cổng, tường rào, và dọn dẹp công trình cũ; chuẩn bị nhân công và quy trình cung ứng vật tư thô, trình mẫu vật tư cho Chủ đầu tư phê duyệt.
3. Công tác vệ sinh môi trường và an toàn lao động
Đảm bảo vệ sinh môi trường bằng cách thu gom rác thải và xử lý đúng nơi quy định; phổ biến nội quy an toàn lao động, kiểm tra phương án thi công, lắp đặt biển báo an toàn, và cung cấp trang thiết bị bảo hộ cho người lao động.

Giai Đoạn 3: THI CÔNG CỌC ÉP BTCT VÀ CỌC KHOAN NHỒI
1. Chuẩn bị thiết bị và vật liệu
Tập kết máy móc, thiết bị, cọc ép và chuẩn bị hồ sơ kiểm định vật liệu (chứng chỉ giàn ép, đồng hồ,…).
2. Thực hiện ép cọc
Định vị tim cọc, tiến hành ép thử để xác định chiều dài và tải trọng, sau đó ép cọc theo đúng hồ sơ thiết kế.
3. Nghiệm thu và bàn giao
Nghiệm thu tim cọc, dọn dẹp và bàn giao mặt bằng để thực hiện các công việc tiếp theo.
Giai Đoạn 4: THI CÔNG PHẦN MÓNG – CÔNG TRÌNH NGẦM
1. Công tác đào đất hố móng
- Sau khi hoàn thành công tác cọc theo thiết kế , tiến hành định vị hố móng xác định mặt bằng cao độ móng.
- Tiến hành đào đất hố móng: Đào móng bằng máy, chỉnh sửa hố móng lại bằng thủ công, bố trí rảnh thu nước về điểm đặt máy bơm đảm bảo quá trình thi công không còn nước đọng trong hố móng.
2. Công tác coppha, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt
• Trình tự thi công:
Bước 1: Định vị vị trí và cao độ móng công trình sau khi chủ đầu tư đã bàn giao mặt bằng.
Bước 2: Đào (vận chuyển) và chỉnh sửa lớp đất (cát) nền và đầm chặt bằng đầm bàn.
Bước 3: Ghép coppha bê tông lót.
Bước 4: Đổ bê tông lót dầm và đài móng.
Bước 5: Xây thành đài và dầm móng.
Bước 6: Lấp đất tận dụng sàn đến cao độ thiết kế, đổ bê tông lót sàn.
Bước 7: Lắp đặt cốt thép móng, dầm móng, sàn, cổ cột và thép vách (nếu có hầm).
Bước 8: Thi công phần ME âm sàn, hệ thống chống sét nếu có
Bước ̣9: Tổ chức nghiệm thu các hạng mục
Bước 10: Đổ bê tông móng, dầm móng và sàn.
Bước 11: Theo dõi và bảo dưỡng bê tông.
3. Công tác thi công các công trình ngầm: hố ga, bể phốt,...
Thực hiện song song với quá trình thi công phần móng.
Giai Đoạn 5: THI CÔNG PHẦN THÂN – MÁI
1. Thi công cột
• Định vị tim trục cột, vệ sinh chân cột: kiểm tra vị trí, tim trục cột, đục nhám, vệ sinh thép chờ chân cột.
• Lắp dựng cốt thép cột: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép.
• Lắp dựng coppha cột: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt ván khuôn, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn.
• Tiến hành định vị cấy thép neo tường, giằng, đà cửa để đảm bảo công tác tiếp theo
• Tổ chức nghiệm thu cotpha cột, cốt thép cột
• Đổ bê tông cột: vệ sinh, tưới sika latex kết dính giữa lớp bê tông cũ và bê tông mới trước khi đổ bê tông, kiểm tra kĩ thuật đổ và đầm bê tông.
• Tháo dỡ ván khuôn, bảo dưỡng bê tông.
2. Thi công dầm, sàn
• Định vị cao độ, tim trục dầm, sàn: kiểm tra vị trí, tim trục, cao độ dầm, sàn.
• Lắp dựng coppha dầm, sàn: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn, vệ sinh ván khuôn, đục nhám, vệ sinh mạch ngừng thi công (nếu có).
• Lắp đặt cốt thép dầm, sàn: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép, chiều dày lớp bảo vệ, vệ sinh thép dầm, sàn.
• Tổ chức nghiệm thu cotpha dầm sàn, cốt thép dầm sàn.
• Đổ bê tông cột: vệ sinh, tưới sika latex kết dính giữa lớp bê tông cũ và bê tông mới trước khi đổ bê tông, kiểm tra kĩ thuật đổ và đầm bê tông.
• Theo dõi và bảo dưỡng bê tông dầm sàn.
viêt
3. An toàn và quy trình thi công
Đảm bảo an toàn khi thi công cột, dầm, sàn bằng cách sử dụng giàn lưới bao che, khuyến khích khách hàng đổ bê tông toàn bộ sàn trệt và sân trước, và luôn đổ bê tông các vị trí quan trọng như đà cửa, đà giằng tường, các cột kẹp để đảm bảo độ bền và tránh nứt về sau.
4. Chất lượng bê tông và bảo dưỡng
Sử dụng bê tông thương phẩm đúng mác thiết kế, đổ liên tục để tránh phân tầng, lấy mẫu kiểm tra cường độ và tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước liên tục trong 3-5 ngày sau khi đổ.
Giai Đoạn 6: THI CÔNG HOÀN THIỆN
1. Công tác xây, trát, láng
-
Công tác xây: Định vị tường, tưới ẩm gạch, và xây theo đúng tiêu chuẩn với liên kết thép giữa tường và cột. Kiểm tra mạch vữa đều, không trùng, và bảo dưỡng sau khi xây. Sau đó, nghiệm thu phần xây tường để đảm bảo kỹ thuật và tiếp tục công việc.
-
Công tác trát: Đắp mốc trát để khống chế chiều dày lớp trát, tưới ẩm tường trước khi trát, sử dụng vữa hồ dầu cho bề mặt bê tông, và đảm bảo trát đều theo cấp phối thiết kế. Sau khi trát, bảo dưỡng lớp trát và nghiệm thu để tiếp tục các hạng mục khác.
-
Công tác láng: Vệ sinh mặt sàn, tưới lớp hồ dầu trước khi láng, và tiến hành láng theo đúng mác thiết kế. Đảm bảo bề mặt láng phẳng và có độ dốc theo thiết kế, sau đó cấp phối vữa láng theo yêu cầu trong hồ sơ.
2. Công tác chống thấm
- Sử dụng phụ gia chống thấm như Sika, Kova, hoặc Flinkote để chống thấm toàn bộ các khu vực như sàn vệ sinh, ban công, sân thượng, và hồ cá.
- Vệ sinh và quấn ron trương nở quanh cổ ống, dán lưới thủy tinh full sàn với chân tường cao 20cm trước khi quét lớp chống thấm đồng bộ.
3. Công tác ốp, lát
- Ốp lát đúng kỹ thuật và thẩm mỹ, sử dụng ke, nêm cân bằng và thước để kiểm tra độ phẳng bề mặt và vị trí mặt ốp lát theo mốc tham chiếu.
- Đảm bảo độ đồng đều màu sắc gạch, sử dụng viên mốc để khống chế kích thước mạch và keo để làm mạch ốp lát.
4. Công tác sơn bả
- Hoàn thành các công việc chuẩn bị như chống thấm, thi công mái, ốp lát và trần thạch cao trước khi sơn, đảm bảo bề mặt tường không ẩm quá mức.
- Chuẩn bị vật tư sơn đầy đủ, vệ sinh bề mặt tường và trần, bả matic, sơn lót 1 lớp, sau đó sơn phủ hoàn thiện 2 lớp.
- Kiểm tra bề mặt đã xả phẳng trước khi sơn lót, sau khi lăn sơn hoàn thiện, đảm bảo độ phủ và màu sắc đồng đều.
5. Thi công phần ME
- Phần điện: Thi công điện âm tường và sàn bằng ống cứng, chỉ dùng ống ruột gà cho trần thạch cao; chia đường dây theo mục đích sử dụng, có CB tự ngắt ở từng tầng, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế.
- Phần nước: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước âm tường, trần; dùng ống PPR chịu nhiệt cho nước cấp và ống PVC Bình Minh cho thoát nước, đảm bảo độ dốc và cố định chắc chắn, nghiệm thu độ kín nước, áp lực và cao độ trước khi bàn giao.
6. Thi công trần thạch cao
Kiểm tra vật tư đầu vào, đối chiếu bản vẽ thiết kế nội thất, kiểm tra hệ khung xương chịu lực và độ bằng phẳng của trần thạch cao, đảm bảo mối nối được dán lưới chống nứt.
7. Thi công chờ nguồn ống đồng máy lạnh - Lắp đặt máy lạnh
Hệ ống đồng thương hiệu nào, độ dày ống đồng bao nhiêu, tiết diện bao nhiêu, dây điện nguồn loại bao nhiêu chấm?
8. Thi công chờ nguồn camera. Lắp đặt camera
- Vật liệu thi công theo hợp đồng đã kí với Chủ Đầu Tư
- Thi công theo hồ sơ thiết kế
9. Thi công cửa nhôm kính. Vách kính phòng tắm đứng
- Trình mẫu để thống nhất chủng loại nhôm, kính, hệ cửa và hệ vách kính, bao gồm thông tin về độ dày và thương hiệu.
- Kiểm tra hàng nhập trước khi chuyển đến công trình thi công và lắp đặt.
10. Thi công các hạng mục sắt
Lan can ban công, lan can cầu thang, Mái lấy sáng tum thang, Khung sắt bảo vệ, cửa cổng, sắt mỹ nghệ, sắt trang trí,….
Thống nhất mẫu, chủng loại vật tư với Chủ đầu tư: nắm rõ từng chủng loại mẫu, độ dày từng chi tiết, phải rõ ràng, cụ thể.
11. Thi công phào chỉ PS, PU
Thống nhất mẫu, chủng loại vật tư với Chủ đầu tư.
12. Thi công Đá Granit
Thống nhất mẫu, chủng loại vật tư với Chủ đầu tư.
- Đá granit tự nhiên.
- Đá nhân tạo (Trung Quốc)
- Đá nhân tạo Marble.
- Đá nhân tạo Larmar.
- Đá nhân tạo Vicostonne. (dòng đá Ý)
- Đá kiến trúc: làm theo mẫu thiết kế.
13. Thi công mái ngói
Thống nhất mẫu, chủng loại vật tư với Chủ đầu tư.
- Hệ vì kèo sắt, ngói: Loại ngói: SCG, Nhật, Ngói Việt, Ngói cổ,….
- Mái bê tông, hệ kèo bằng vật liệu nhẹ (Thanh C40.75 làm cầu phong, Thanh TS35.48 làm thanh mè, Thanh mè TS57.48 làm mè chân, Vít liên kết mạ kẽm SH, bản mã, tắc kê sắt), lợp ngói.
14. Thi công trần Conwood
- Thống nhất mẫu, hệ khung xương, chủng loại vật tư với Chủ đầu tư.
- Thi công theo hồ sơ thiết kế